Khắc phục lioa nhảy át cực kỳ hiệu quả

Dù ổn áp lioa được nhiều người tin tưởng và sử dụng, nhưng trong quá trình sử dụng có thể gặp một số vấn đề mà chúng ta không biết cách xử lý. Hãy cùng Litanda khám phá cách khắc phục khi ổn áp lioa nhảy át trong bài viết này nhé!

1. Tại sao lioa nhảy át?

Trường hợp ổn áp lioa nhảy át thỉnh thoảng thường xảy ra, đặc biệt là vào giờ cao điểm khi gia đình sử dụng nhiều thiết bị điện cùng lúc. Một số khách hàng có thể hiểu lầm rằng vấn đề xuất phát từ ổn áp lioa tự ngắt điện hoặc bị chập.

1.1. Nguyên nhân lioa nhảy át

Thông thường, nguyên nhân chính khiến lioa nhảy át là do aptomat tổng và aptomat của ổn áp gặp xung đột. Thông thường, máy ổn áp được lắp đặt sau aptomat tổng của gia đình. 

Theo nguyên tắc, aptomat tổng cần có chỉ số dòng ampe (A) lớn nhất trong hệ thống điện. Vì vậy, nếu aptomat tổng quá nhỏ, khi bật ổn áp lioa có thể gây ra xung đột và dẫn đến mất điện.

Cụ thể, ổn áp lioa bị nhảy aptomat có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:

  • Ổn áp lioa quá tải, khiến aptomat tự động nhảy để bảo vệ hệ thống.
  • Bộ phận bảo vệ điện áp cao của ổn áp tự động ngắt để bảo vệ thiết bị điện khỏi nguy cơ cháy nổ do điện lưới quá cao.
  • Để giải quyết vấn đề này, cần thay thế aptomat tổng bằng loại có chỉ số A cao hơn. 
Ổn áp lioa quá tải, khiến aptomat tự động nhảy để bảo vệ hệ thống.

1.2. Hướng dẫn chọn aptomat tổng phù hợp tránh để lioa nhảy át

  • Ổn áp 5KVA: Aptomat tổng tối thiểu 30A
  • Ổn áp 7,5KVA: Aptomat tổng tối thiểu 40A
  • Ổn áp 10KVA: Aptomat tổng tối thiểu 50A
  • Ổn áp 15KVA: Aptomat tổng tối thiểu 60A

Các bước tính toán tương tự cũng áp dụng cho ổn áp lioa 3 pha, vì hệ thống này sử dụng 3 aptomat cho 3 pha độc lập.

2. Cách khắc phục khi lioa nhảy át cực kỳ hiệu quả

Dưới đây là một số lỗi thường gặp và cách khắc phục khi ổn áp Lioa nhảy át:

2.1. Các đèn báo trên máy không sáng, đồng hồ không chỉ.

– Nguyên nhân: Chưa có điện vào ổn áp Lioa.

– Cách khắc phục:

  • Kiểm tra lại đường điện cấp vào máy, bao gồm toàn bộ dây dẫn, cầu dao, aptomat, đảm bảo cả hai cọc vào của máy phải có điện.
  • Kiểm tra aptomat trên mặt máy.

2.2. Đèn đỏ sáng, đèn xanh không sáng

– Nguyên nhân:

  • Ổn áp bị quá tải, tự động nhảy aptomat để bảo vệ quá tải.
  • Điện lưới quá cao, bộ phận giám sát điện áp làm việc đã cắt điện áp ra để bảo vệ các thiết bị dùng điện qua ổn áp khỏi bị cháy.

– Cách khắc phục:

  • Tắt bớt tải rồi bật lại aptomat trên mặt máy.
  • Chờ khi nào điện lưới trở lại dải làm việc cho phép của ổn áp, máy tự động đóng điện trở lại.

2.3. Ổn áp thường xuyên nhảy aptomat

– Nguyên nhân: Công suất ổn áp không phù hợp với tải, dẫn đến ổn áp Lioa bị quá tải và nhảy aptomat.

– Cách khắc phục: Nên đổi ổn áp Lioa có công suất lớn hơn.

2.4. Điện không ổn định, lúc có lúc không

– Nguyên nhân: Có thể do đấu nối không tốt.

– Cách khắc phục: Kiểm tra lại tất cả các mối nối, đảm bảo tất cả đều đấu nối tốt.

2.5. Khi dùng tải có công suất lớn bị sụt áp dưới giá trị định mức

– Nguyên nhân: Khả năng do dây dẫn điện quá nhỏ so với công suất của máy và của tải.

– Cách khắc phục: Thay thế dây dẫn điện đủ lớn để phù hợp với tải.

2.6. Chạm vào vỏ máy bị giật hay có cảm giác tê tê

– Nguyên nhân: Máy bị dò điện do cảm ứng. Máy bị chạm mát.

– Cách khắc phục:

  • Kiểm tra lại dây nối đất, nếu chưa có phải đấu dây tiếp địa nối vỏ máy với đất.
  • Kiểm tra và đấu lại các đầu dây đấu điện vào và điện ra của máy, đảm bảo các đầu dây không bị chạm chập vào vỏ máy.
Cách khắc phục khi lioa nhảy át cực kỳ hiệu quả

3. Làm thế nào để không xảy ra tình trạng lioa nhảy át?

Để tránh tình trạng ổn áp lioa nhảy át, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

– Kiểm tra công suất và nhu cầu sử dụng: Đảm bảo rằng công suất của ổn áp phù hợp với tổng công suất của các thiết bị điện trong gia đình hoặc công việc. Nếu công suất của ổn áp quá nhỏ so với nhu cầu thực tế, nó có thể dễ dàng bị quá tải và nhảy aptomat.

– Lắp đặt ổn áp đúng cách: Đảm bảo rằng ổn áp được lắp đặt đúng cách và tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Đặc biệt chú ý đến việc chọn vị trí lắp đặt để tránh tình trạng quá nhiệt và hạn chế ảnh hưởng của môi trường xung quanh.

– Kiểm tra hệ thống điện: Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống điện trong nhà, bao gồm các dây dẫn, cầu dao, aptomat và các thiết bị khác. Bất kỳ sự cố nào trong hệ thống điện cũng có thể gây ra tình trạng nhảy aptomat của ổn áp.

– Phân loại tải điện: Hạn chế việc sử dụng các thiết bị điện có công suất lớn cùng một lúc. Nếu có thể, phân phối việc sử dụng các thiết bị điện trong nhà vào các thời điểm khác nhau để tránh quá tải hệ thống.

– Sử dụng aptomat phù hợp: Đảm bảo rằng aptomat được lựa chọn có dòng chảy phù hợp với nhu cầu và công suất của ổn áp và hệ thống điện.

– Bảo dưỡng định kỳ: Thực hiện các biện pháp bảo dưỡng định kỳ cho ổn áp và hệ thống điện để đảm bảo Lioa hoạt động ổn định và tránh sự cố.

Những biện pháp trên sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ ổn áp Lioa nhảy át và duy trì hệ thống điện hoạt động ổn định và an toàn.

Bảo dưỡng định kỳ cho ổn áp và hệ thống điện để đảm bảo Lioa hoạt động ổn định.

4. Litanda – Địa chỉ sửa chữa, bảo dưỡng lioa uy tín, chất lượng

Công ty Cổ phần Litanda Việt Nam hiện đang cung cấp dịch vụ sửa chữa lioa nhảy át với mức giá hợp lý nhất trên thị trường. 

Với đội ngũ nhân viên kỹ thuật viên có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Litanda chắc chắn sẽ giúp quý khách hàng khắc phục được mọi sự cố của các loại máy ổn áp và biến áp từ 1 pha đến 3 pha.

Ngoài ra, trung tâm bảo dưỡng của Litanda chuyên nhận sửa chữa mọi lỗi hỏng hóc của các thiết bị như máy ổn áp, Lioa, Litanda, robot, kích điện, UPS,…

Litanda cam kết sử dụng linh kiện chuẩn 100% từ hãng và tất cả các dịch vụ sửa chữa đều được bảo hành.

Litanda – Địa chỉ sửa chữa, bảo dưỡng lioa uy tín, chất lượng.

Trên đây là bài viết hướng dẫn khắc phục lioa nhảy át mà LiTanda gửi đến quý khách hàng. 

Để được tư vấn và hỗ trợ các dịch vụ về ổn áp, biến áp nhanh chóng vui lòng liên hệ Hotline: 0986.203.203.

Công Ty Cổ Phần LiTanda Việt Nam

Địa chỉ: Số 720, đường Phúc Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Website: litanda.com.vn    

E-mail: litandavietnam@gmail.com 

Xem thêm:

SỬA LƯU ĐIỆN MÁY TÍNH CẦN CHÚ Ý NHỮNG GÌ?

SỬA CHỮA UPS CỬA CUỐN: VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP

 

Rate this post

Bình luận trên Facebook